Khoa Công nghệ thông tin (Học viện KTQS) là một trong những cơ sở sớm tổ chức đào tạo sau đại học các mã ngành liên quan đến công nghệ thông tin. Từ năm 2000, Khoa bắt đầu đào tạo cao học khóa đầu tiên theo mã ngành Tin học. Từ năm 2005, hai mã ngành Khoa học máy tính (mã số 60.48.01.01) và Hệ thống thông tin (mã số 60.48.01.04) được bắt đầu đào tạo thay thế cho mã ngành Tin học. Từ năm 2013, Khoa được bắt đầu đào tạo mã ngành Kỹ thuật phần mềm (mã số 60.48.01.03).
Hiện nay, Đào tạo bậc cao học tại Khoa được tổ chức theo nhiều loại hình và nhiều hướng chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để đặt cơ sở cho các nghiên cứu xa hơn, học viên cao học có thể lựa chọn hình thức Cao học định hướng nghiên cứu với mục tiêu giúp học viên học tập phương pháp nghiên cứu khoa học và có được công trình công bố.
Hàng năm, Khoa tuyển sinh khoảng 150-200 sinh viên cao học, trong đó không quá 10% thực hiện theo phương thức định hướng nghiên cứu.
Hiện nay, Khoa triển khai đào tạo sau đại học theo các hình thức và bậc học sau:
Đào tạo Cao học:
+ Khoa học Máy tính (60.48.01.01) [Link];
+ Hệ thống thông tin (60.48.01.04) [Link];
+ Kỹ thuật phần mềm (60.48.01.03) [Link]
với nhiều hướng chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Học viên có thể lựa chọn học tập theo phương thức định hướng nghiên cứu.*
- Đào tạo tại 2 cơ sở của Học viện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
- Thời gian tuyển sinh: 02 đợt/năm vào tháng 5 và tháng 11.
- Hình thức đào tạo theo tín chỉ; Bảo vệ luận văn được tổ chức 4 đợt/năm giúp học viên chủ động trong kế hoạch học tập.
Chú ý: Chương trình đào tạo cho các khóa 25 trở về trước có thể xem tại đây (Khoa học máy tính [Link], Hệ thống thông tin [Link]).
Đào tạo nghiên cứu sinh:
- Toán ứng dụng (62.46.01.12) [Link].
- Cơ sở Toán học cho tin học (62.46.01.10) [Link]; mã ngành này được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép đào tạo theo Đề án 911 đối với NCS trong nước.
* Các ứng viên NCS theo đề án 911 được lựa chọn chặt chẽ dựa trên năng lực nghiên cứu hiện có của ứng viên và cam kết của người hướng dẫn khoa học; yêu cầu đối với NCS hình thức 911 là có các công trình công bố trên các tạp chí và kỷ yếu quốc tế có xếp hạng.
* Một số hướng nghiên cứu trọng tâm trong đào tạo NCS tại Khoa:
+ Thông minh tính toán và ứng dụng.
+ Xử lý ảnh và ứng dụng.
+ Khai phá dữ liệu.
+ Xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
+ Robotics và tương tác người máy.
Ngoài ra, Khoa đã thực hiện đào tạo NCS sự hợp tác nghiên cứu và đồng hướng dẫn với một số PTN của các trường đại học lớn trên thế giới như The University of New South Wales (Australia), Tokyo Institute of Technology (Japan), Waseda University (Japan), Seoul National University (South Korea)…